ẩm thực nghệ an

http://amthucnghean.com


Bùi bùi khoai xéo xứ Nghệ làng tôi!

Về xứ Nghệ bây giờ tìm được món ăn khoai xéo thật là không phải dễ. Hôm về thăm quê hương tại núi Hồng, Hà Tĩnh, tôi hỏi bà nội tôi – Khoai xéo nay không ai ăn nữa hay sao, mà hỏi ai cũng chả có? Nội tôi cười: Thì mi ra ruộng xem có nhiều khoai lang như trước không? Giờ đã còn ít nhà trồng khoai, thì lấy đâu ra khoai cắt khô, mà làm khoai xéo – Bà nội tôi cười, nói nhỏ nhẹ.
Bùi bùi khoai xéo xứ Nghệ làng tôi!

Về xứ Nghệ bây giờ tìm được món ăn khoai xéo thật là không phải dễ. Hôm về thăm quê hương tại núi Hồng, Hà Tĩnh, tôi hỏi bà nội tôi – Khoai xéo nay không ai ăn nữa hay sao, mà hỏi ai cũng chả có? Nội tôi cười: Thì mi ra ruộng xem có nhiều khoai lang như trước không? Giờ đã còn ít nhà trồng khoai, thì lấy đâu ra khoai cắt khô, mà làm khoai xéo – Bà nội tôi cười, nói nhỏ nhẹ.

Khoai xéo – một đặc trưng món ăn của người xứ Nghệ ở cả 2 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh, như là món ăn mà bất cứ ai dù ở quê hay xa quê, chớ có thể nào quên. Quê tôi ở Hà Tĩnh, những năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ, vào buổi chiều tối, máy bay Mỹ cứ oanh tạc thả bom hàng ngày khi các đoàn xe chở bộ đội, hậu cần cho bộ đội vào Nam. Những năm đó, lúa chưa nhiều, nên bao nhiêu khoai lang, khoai sắn (Nam bộ gọi củ mỳ) để chống đói khi hạt lúa còn chia năm sẽ bảy cho chiến trường. Lúc đó tụi tôi mới 9 – 10 tuổi còn cắp sách, đầu đội mũ rơm chống bom bi, mỗi chiều về, là được nội cho một nắm khoái xéo – Chao ôi, vị ngọt bùi nhấm vào mùi vị ai đã nếm thử, ăn khoai xéo của xứ Nghệ thì biết có bao giờ quên.

Khoai xéo 

Mỗi khi mùa khoai vào tháng giêng hai, bao nhiêu món khoai được mẹ, bà nội tôi làm ra để ăn chống đói. Nào là khoai luộc, khoai lát độn cơm, cháo khoai, chè khoai, bánh tu hú, rồi khoai xéo...ai ăn cũng mà mê, khi mùi vị thấm mùi đất, mùi sương đậm đà của vùng đất đã sinh thành ra ta. Tuy thế, không phải mùa khoai nào cũng trúng vụ cả. Có năm gió rét bấc, mùa khoai tháng giêng hai thua mùa, củ nhỏ thì có cắt phơi khô khoai xéo cũng không thể có vị bùi bùi. Bởi thế từng vụ khoai là công sức của cha mẹ tôi, khi hết mùa cày vụ lúa, là bắt tay vào cày đổ ải, lên liếp cao cho khoai chống ngập, và ươm những nhánh khoai giống để sau 3 tháng thì khoai cho cũ.

Tháng năm, tháng sáu về quê tôi xứ Nghệ - Tĩnh, cứ từ 9  -10 giời sáng là trời nắng như lữa chảo rang. Đêm nào ngó thấy trời trong lại có nhiều sao, mẹ và nội tôi gánh khoai đi rửa rồi cho vào nồi luộc, sau cắt lát thật mỏng. Loại đó ở quê Nghệ - Tĩnh thường gọi khoai veo – tức khoai đã luộc chin, cắt mỏng phơi khô. Còn những mảng khoai để phơi khô khi thu hoạch về rữa sạch sẽ, cắt mỏng ra cho ta những nồi khoai xéo thật khó mà chê vào đâu. Năm nào củ khoa khi xới đất lên, thấy to đầy đã, trời có nhiều nắng thì khoai cắt ra thật trong, đưa lát khoai lên nhìn như ta nhìn thấy được cả những giọt mồ hôi tất bật của mẹ ông, bà; cha mình đã thấm vào đó.

Nấu khoai xéo dễ, nhưng không phải ai cũng biết nấu ngon. Thông thường có vị ngọt của khoai, vì bùi mặn của miền đất cát pha, song nhà ai có dừa, cho vào một ít nước dừa, vài trăm gram hạt lạc (Nam bộ gọi đậu phộng), khi ăn nếu có chấm muối vừng (hạt mè) …thì khỏi phải chê.

Những năm đó, dù mùa nắng hay rét, mỗi khi ra đồng về cha tôi hay nói anh em cùng ăn chén khoai xéo với cha trước lúc ăn cơm. Ôi! cái mùi bùi bùi, ngòn ngọt đó, dẫu giờ có xa cách quê hương ba bốn chục năm rồi song biết có ai mà quên đi được. Anh em làng quê tôi đi xa vẫn nhớ “Bùi bùi khoai xéo làng tôi – Công cha, công mẹ phương trời nào quên”./.                                                   

 
Phạm Bá Nhiễu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây