ẩm thực nghệ anChuyên trang về các đặc sản của xứ nghệ
8 điều cần chú ý khi ăn sữa chua mùa nóng
Thứ năm - 28/03/2019 11:35
Thời tiết mùa hè oi bức luôn làm cho cơ thể chúng ta cảm thấy mệt mỏi, sữa chua là món không thể thiếu để giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mạnh khỏe.
Thời tiết mùa hè oi bức luôn làm cho cơ thể chúng ta cảm thấy mệt mỏi, sữa chua là món không thể thiếu để giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mạnh khỏe. Nhưng muốn ăn sữa chua trước tiên các bạn nên biết đến 8 điều chú ý sau đây:
1. Sữa chua không phải là nước uống sữa chua
Hiện nay, không chỉ chủng loại sữa chua vô cùng nhiều mà các loại nước uống sữa chua cũng không hề ít, bạn rất có khả năng mua phải sữa chua mà không phải sữa chua. Sữa chua được làm từ sữa bò qua quá trình lên men mà thành, về bản chất nó vẫn thuộc phạm trù “sữa bò”.
Nhưng nước uống sữa chua chỉ là một loại nước uống, không phải là sữa, hàm lượng thành phần dinh dưỡng của nó khác biệt rất nhiều. Dinh dưỡng trong nước uống sữa chua chỉ có khoảng 1/3 là sữa chua. Dựa theo quy định của chuyên ngành sữa, trong 100g sữa chua phải có hàm lượng protein ≥2,9gram, mà hàm lượng protein trong nước uống sữa chua chỉ có khoảng 1gram. Nước uống sữa chua có thể coi là đồ để giải khát, trừ nóng, đồng thời với việc giải khát cũng có giá trị dinh dưỡng nhất định, nhưng không thể thay thế được sữa chua làm từ sữa bò.
2. Có thể giảm béo và tăng vòng ngực
Phương pháp 1: sữa chua + sữa đặc + đu đủ xanh. 150ml sữa chua không đường kết hợp với 2 thìa sữa đặc, sau khi đánh đều đổ vào nước ép đu đủ xanh. Có thể ăn luôn, cũng có thể cho vào tủ lạnh cho đóng đông vào ăn càng ngon.
Phương pháp 2: Sữa chua + sữa đặc. Mỗi ngày trước bữa ăn chính dùng 150ml sữa chua kết hợp với 2 thìa sữa đặc, trộn đều ăn ngay.
Phương pháp 3: Sữa chua + sữa đặc mát xa vùng ngực. Mỗi ngày sau khi tắm xong đem đắp lên ngực, sau đó mát xa theo chiều đồng hồ rồi ngược chiều đồng hồ, ít nhất 15 phút cho đến khi ngực cảm thấy nóng lên là được.
3. Lượng phù hợp
Buổi sáng 1 cốc sữa bò, buổi tối 1 cốc sữa chua là lý tưởng nhất. Nhưng có một số người đặc biệt thích ăn sữa chua, cứ sau bữa ăn là ăn rất nhiều sữa chua, như vậy có thể làm tăng cân. Bởi vì sữa chua bản thân nó có chứa một nhiệt lượng nhất định, sau khi ăn cơm rồi lại ăn sữa chua như vậy có nghĩa là nạp vào cơ thể quá nhiều nhiệt lượng, dẫn đến tăng thể trọng.
Đối với người mạnh khỏe mà nói, mỗi ngày ăn 1-2 cốc tương đương 250 - 500 gram như vậy là tương đối thích hợp. Tốt nhất là ăn vào khoảng nửa tiếng đến 1 tiếng sau khi ăn cơm, như vậy có thể điều tiết vi khuẩn đường ruột, có lợi cho sức khỏe cơ thể.
4. Có thể hâm nóng không?
Ăn một cốc sữa chua lạnh, dạ dày cảm thấy khó chịu, muốn hâm nóng sữa chua rồi mới ăn, nhưng có người nói là hâm nóng sữa chua sẽ làm mất dinh dưỡng.
Rất nhiều tài liệu cho rằng sữa chua không nên hâm nóng, sợ sau khi hâm nóng sẽ giết chết lactic axit có giá trị nhất trong sữa chua, hơn nữa khẩu vị cũng bị thay đổi, giá trị dinh dưỡng và tác dụng bảo vệ sức khỏe đồng thời cũng giảm. Nhưng sữa chua chỉ hâm đến mức hơi ấm thôi, lactic axit có trong sữa chua không thể bị chết, ngược lại còn làm tăng hoạt tính của lactic axit, tác dụng bảo vệ sức khỏe càng lớn.
Bạn có thể đem hộp hay cốc sữa chua đặt vào bát nước khoảng 45oC một lúc cho ấm là có thể ăn được. Như vậy trong mùa đông mà uống một cốc sữa chua ấm làm cho cơ thể khoan khoái biết bao.
5. Không được tùy ý kết hợp
Sữa chua có thể kết hợp với một số thực phẩm khác rất ngon, đặc biệt là bữa sáng kết hợp với bánh mì, bánh ngọt, có khô có nước, vừa ngon miệng vừa phong phú dinh dưỡng. Nhưng tuyệt đối không được ăn cùng với lạp xưởng, thịt hun khói… những loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ. Bởi vì khi chế biến thịt người ta có cho thêm Nitre, cũng chính là Nitric (III) Axit, khi kết hợp với Amine trong sữa chua sẽ tạo thành N-nitrosamine – một trong những chất gây ung thư rất mạnh.
Sữa chua còn không nên ăn cùng khi dùng một số thuốc kháng sinh như Chloramphenicol, Erythromycin, hay thuốc nhóm Sunfonamides, chúng có thể giết chết hoặc phá hoại lactic axit trong sữa chua. Nếu bạn thích ăn sữa chua xin nhớ, sữa chua rất thích hợp với các loại thực phẩm có chất bột, ví dụ như cơm, mì, bánh bao, màn thầu, bánh mì…
6. Không thể giảm béo
Sữa chua quả thật có hiệu quả giảm béo nhất định, chủ yếu là vì nó có lượng lớn lactic axit hoạt tính, có thể điều tiết cân bằng các loại vi khuẩn trong cơ thể, thúc đẩy nhu động ruột, từ đó làm giảm táo bón. Mà thường xuyên táo bón có quan hệ nhất định với việc thể trọng tăng cân. Hơn nữa sữa chua còn tạo cho chúng ta có cảm giác no bụng, lúc hơi đói ăn 1 cốc có thể làm giảm sự thèm ăn, từ đó làm giảm lượng thức ăn ăn vào của bữa sau.
Nhưng bạn nên nhớ rằng, sữa chua cũng có chứa một nhiệt lượng nhất định, mà còn cao hơn sữa bò, nếu ăn quá nhiều so với bữa ăn tiêu chuẩn đồng nghĩa với việc thể trọng tăng. Cách làm tốt nhất là chọn loại sữa chua có dán mác “nhiệt lượng thấp”, “tách béo”, tuy vị của nó không được đậm như sữa chua có đường, không tách béo nhưng nhiệt lượng thấp, không làm cho nhiệt lượng tích tụ trong cơ thể gây ra béo.
7. Không nên dùng sữa chua khi đói
Khi bụng đói cồn cào, rất có thể bạn sẽ lấy ngay hộp sữa chua để ăn mà lại còn ăn một mạch hết ngay. Như vậy thực ra có thể đẩy lùi cảm giác đói nhưng tốt nhất là không nên dùng sữa chua để lấp đói. Bởi vì khi bụng đói, độ axit trong dạ dày lớn (pH=2), ăn sữa chua vào lactic axit sẽ giết chết hết axit trong dạ dày, tác dụng bảo vệ sức khỏe giảm rõ rệt. Tốt nhất là nên ăn vào 1-2 tiếng sau bữa cơm. Bởi vì lúc đó dịch vị được làm loãng, độ axit kiềm trong dạ dày thích hợp nhất cho việc sinh trưởng của lactic axit. Ngoài ra, uống sữa chua vào buổi tối cũng tốt.
Cần nhớ rằng sau khi ăn sữa chua, đặc biệt là buổi tối cần phải lập tức đánh răng, bởi vì một số vi khuẩn trong sữa chua và một số chất có tính axit sẽ làm tổn hại đến răng.
8. Không phải ai ai cũng đều thích hợp
Trên thực tế, sữa chua tuy rất tốt nhưng không phải ai ăn cũng thích hợp. Những người bị đi ngoài hoặc mắc bệnh đường ruột, sau khi đường ruột đã bị tổn thương ăn sữa chua phải rất thận trọng; trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cũng không nên ăn sữa chua. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường, sơ cứng động mạch, viêm gan và viêm tuyến tụy tốt nhất không nên ăn sữa chua có đường, nếu không rất dễ làm cho bệnh nặng thêm.
Những người thích hợp ăn nhiều sữa chua là: những người thường xuyên uống rượu, thường xuyên hút thuốc, thường xuyên làm việc trước máy vi tính, thường xuyên táo bón, người bị loãng xương, người bị tâm huyết quản…
Rất mong các bạn chú ý đến những điều trên để có một cơ thể mạnh khỏe!