Xứ Nghệ xưa và nay

Thứ sáu - 22/03/2019 03:16
Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng , có chung biểu tượng là núi Hồng và sông Lam, mặc dù núi Hồng Lĩnh nằm trọn trong đất Hà Tĩnh và sông Lam nằm ở ranh giới giữa Nghệ An và Hà Tĩnh
Xứ Nghệ xưa và nay
Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng , có chung biểu tượng là núi Hồng và sông Lam, mặc dù núi Hồng Lĩnh nằm trọn trong đất Hà Tĩnh và sông Lam nằm ở ranh giới giữa Nghệ An và Hà Tĩnh. Trung tâm của Xứ Nghệ nằm ở hai bên dòng sông Lam là phủ Đức Quang và phủ Anh Đô khi xưa, tức là các huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của Hà Tĩnh và các huyện Thanh Chương, Nghi Lộc, thành phố Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn của Nghệ An ngày nay.
Danh xưng Nghệ An có từ năm 1030 thời nhà Lý, niên hiệu Thiên Thành thứ 2. Lúc đó gọi là trại Nghệ An, sau đó thì đổi thành châu Nghệ An rồi Nghệ An thừa tuyên. Năm 1490, vua Lê Thánh Tông (niên hiệu Hồng Đức thứ 21) đổi tên từ Nghệ An thừa tuyên thành xứ Nghệ An (gọi tắt là xứ Nghệ) đồng thời với các đơn vị hành chính khác lúc bấy giờ như: xứ Kinh Bắc, xứ Sơn Nam, xứ Đông, xứ Đoài, xứ Thanh Hóa, xứ Lạng Sơn... Năm 1831, thời vua Minh Mệnh, Xứ Nghệ bị tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm 1976, hai tỉnh lại hợp thành tỉnh lớn Nghệ Tĩnh. Năm 1991, tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay.
Lịch sử Xứ Nghệ
Đời Hùng Vương xưa và An Dương Vương
Là một trong 2/15 bộ của nước Văn Lang, có tên: bộ Hoài Hoan, bộ Cửu Đức.
 
Bộ Hoài Hoan là tên gọi vùng đất tương đương với Diễn Châu khi xưa, ở phía bắc tỉnh Nghệ An. Bộ Cửu Đức là tên gọi vùng đất tương đương với phần nam của tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, tức đất Hoan Châu thời nhà Đường.

Thời kỳ Bắc thuộc
    * Nhà Hán: là huyện Hàm Hoan thuộc quận Cửu Chân;
 
    * Nhà Đông Ngô: tách ra khỏi quận Cửu Chân, đặt làm quận Cửu Đức;
 
    * Nhà Tấn, nhà Tống vẫn theo như nhà Ngô;
 
    * Nhà Lương: Chia đặt làm Đức Châu, Lỵ Châu và Minh Châu;
 
    * Nhà Tùy:
 
                  o Năm Khai Hoàng thứ 8 đổi Đức Châu làm Hoan Châu, Lỵ Châu làm Trí Châu;
 
                  o Năm Đại Nghiệp thứ 3 hợp cả Minh Châu, Trí Châu và Hoan Châu, đổi lệ thuộc quận Nhật Nam;
 
    * Nhà Đường:
 
                  o Niên hiệu Vũ Đức chia quận Nhật Nam đặt làm Đức Châu, Lạo Châu, Minh Châu và Hoan Châu,
 
                  o Năm Trinh Quán đổi Đức Châu lại làm Hoan Châu, còn Hoan Châu cũ thì đổi làm Diễn Châu;
 
                  o Năm thứ 16 bỏ Diễn Châu hợp vào Hoan Châu;
 
                  o Đầu năm Thiên Bảo lại đổi là Hoan Châu, thuộc vào quận Nhật Nam;
 
                  o Từ năm Kiền Nguyên trở về sau gọi là Hoan Châu, rồi bỏ Tri Châu mà cho lệ thuộc vào Hoan Châu;
 
                  o Năm Quảng Đức thứ hai chia Hoan Châu đặt quận Long Trì thuộc Diễn Châu, lại gọi là quận Diễn Thủy.

Thời kỳ đất nước độc lập tự chủ
# Thời nhà Ngô, nhà Đinh và Tiền Lê gọi là Hoan Châu;
 
# Nhà Lý: đổi làm trại: Nghệ An châu trại; năm Thiên Thành thứ 2 (năm 1030) đổi tên là Nghệ An châu, mà Diễn Châu thì đứng riêng làm châu;
 
Nhà Trần:
 
    * năm Nguyên Phong thứ 6 lại gọi là Trại Nghệ An,
 
    * năm Long Khánh thứ 3 đổi Diễn Châu làm Diễn Châu lộ, chia Hoan Châu làm 4 lộ: Nhật Nam, Nghệ An nam, Nghệ An bắc, Nghệ An trung, cũng gọi là Nghệ An phủ;
 
    * năm Quang Thái thứ 10 đổi Nghệ An làm Lâm An trấn, Diễn Châu làm Vọng An trấn;
 
    * Đời nhà Hồ đổi Diễn Châu làm Linh Nguyên phủ, cùng với Thanh Hóa, Cửu Chân, Ái Châu gọi là tứ phụ;
 
    * Thời thuộc nhà Minh lại đổi làm 2 phủ Diễn Châu và Nghệ An;
 
# Nhà Hậu Lê:
 
    * năm Thuận Thiên nguyên niên thuộc đạo Hải Tây;
 
    * năm Quang Thuận thứ 7 đặt làm Nghệ An thừa tuyên;
 
    * năm Hồng Đức thứ 21 đổi làm xứ: Xứ Nghệ;
 
    Lúc bấy giờ, Xứ Nghệ gồm tám phủ:
 
   1. Phủ Đức Quang quản lĩnh 6 huyện: Thiên Lộc (Can Lộc ngày nay), La Sơn (Đức Thọ), Chân Phúc (Nghi Lộc và thành phố Vinh), Thanh Chương, Hương Sơn (bao gồm các huyện: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê ngày nay) và Nghi Xuân;
 
   2. Phủ Diễn Châu quản lĩnh 2 huyện: Đông Thành (Yên Thành và Diễn Châu) và Quỳnh Lưu (huyện Quỳnh Lưu và huyện Nghĩa Đàn hiện nay);
 
   3. Phủ Anh Đô quản lĩnh 2 huyện: Hưng Nguyên và Nam Đường (Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn);
 
   4. Phủ Hà Hoa quản lĩnh 2 huyện: Thạch Hà (huyện Thạch Hà và Thị xã Hà Tĩnh) và Kỳ Hoa (Kỳ Anh và Cẩm Xuyên);
 
   5. Phủ Trà Lân quản lĩnh 4 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Vĩnh Khang và Hội Ninh;
 
   6. Phủ Quỳ Châu quản lĩnh 2 huyện: Trung Sơn và Thúy Vân;
 
   7. Phủ Ngọc Ma quản lĩnh 1 châu: Trịnh Cao;
 
   8. Phủ Lâm An quản lĩnh 1 châu: Quỳ Hợp.
 
    * Khoảng giữa năm Hồng Thuận (1510-1516) vua Lê Tương Dực đổi làm trấn Nghệ An
 
# Thời Nhà Tây Sơn (1778-1802): đổi làm Trung Đô: Hoàng đế Quang Trung cho xây Phượng Hoàng Trung Đô ở thành phố Vinh ngày nay, lại gọi là Nghĩa An trấn;
 
# Thời nhà Nguyễn
 
    * Bản triều năm Gia Long nguyên niên lại đặt làm Nghệ An trấn;
 
    * năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) chia Nghệ An trấn thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông Lam);
 
    * năm Tự Đức thứ 6 đổi tỉnh Hà Tĩnh làm đạo, hợp vào Nghệ An thành An Tĩnh;
 
    * năm thứ 29 lại đặt tỉnh Hà Tĩnh như cũ.
 
# Ngày nay
 
    * Năm 1976, Nghệ An và Hà Tĩnh hợp thành tỉnh lớn Nghệ Tĩnh.
 
    * Năm 1991, Nghệ Tĩnh lại tách ra Nghệ An và Hà Tĩnh.
 
#Sắp tới đây, thành phố Vinh sáp nhập một số huyện của Nghệ An và Hà Tĩnh như Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Xuân và trở thành đô thị loại một trực thuộc trung ương. Lúc đó Xứ Nghệ sẽ bị chia thành 3 đơn vị trực thuộc trung ương


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây