Nghệ Tĩnh Quê Tôi

Thứ sáu - 22/03/2019 04:00
Có nhiều người khi nghe tôi nhắc đến hai tiếng Xứ Nghệ, liền gạt đi mà nói rằng ngày xưa mình là Nghệ Tĩnh, còn bây giờ là Nghệ An và Hà Tĩnh rồi nên chúng ta không phải người xứ Nghệ. Tôi đã rất buồn cười vì sự ngúng nguẩy dễ thương đó. Rồi trong một cuộc liên hoan dân ca mà tôi đuợc xem qua tivi, lại cũng có người thắc mắc sao mà Nghệ An và Hà Tĩnh lại hát trùng bài của nhau thế ?
Nghệ Tĩnh Quê Tôi

Có gì đâu vì Xứ Nghệ là tên chung của vùng Châu Hoan cũ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng và sông Lam, mặc dù núi Hồng Lĩnh nằm trọn trong đất Hà Tĩnh và sông Lam nằm ở ranh giới giữa Nghệ An và Hà Tĩnh. Trung tâm của văn minh Xứ Nghệ nằm ở hai bên dòng sông Lam là phủ Đức Quang và phủ Anh Đô khi xưa, tức là các huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của Hà Tĩnh và các huyện Thanh Chương, Nghi Lộc, thành phố Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn của Nghệ An ngày nay. Và có chung đội bóng Sông Lam Nghệ An đấy thôi. Có nhiều người không biết là một thời mới chỉ cách đây vài ba năm thôi SLNA chỉ lấy cầu thủ của Nghệ An – Hà Tĩnh mà không dung bất cứ cầu thủ của tỉnh khác!

Danh xưng Nghệ An có từ năm 1030 thời nhà Lý, niên hiệu Thiên Thành thứ 2. Lúc đó gọi là trại Nghệ An, sau đó thì đổi thành châu Nghệ An rồi Nghệ An thừa tuyên.

Năm 1490, vua Lê Thánh Tông (niên hiệu Hồng Đức thứ 21) đổi tên từ Nghệ An thừa tuyên thành Xứ Nghệ An (gọi tắt là Xứ Nghệ) đồng thời với các đơn vị hành chính khác lúc bấy giờ như: xứ Kinh Bắc, xứ Sơn Nam, xứ Đông, xứ Đoài, xứ Thanh Hóa, xứ Lạng Sơn... Năm 1831, thời vua Minh Mệnh, Xứ Nghệ bị tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm 1976, hai tỉnh lại hợp thành tỉnh lớn Nghệ Tĩnh. Năm 1991, tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay.

Dù tách ra nhưng như anh em một nhà, cây một cội, nước một nguồn mà hai tiếng Nghệ Tĩnh vẫn luôn đi theo mỗi người một khi xa quê hương. Trong tất cả các lĩnh vực, các chương trình và lễ hội, Anh em Nghệ Tĩnh vẫn có sự gắn kết và thân thiết mà như các tỉnh khác nói đó là tình đồng hương gắn bó.

Đầu năm mới, Thay mặt Hội SV Nghệ Tĩnh tại ĐH Kinh Tế TP HCM kính chúc các anh, em, cô, chú, thầy cô đồng hương Nghệ Tĩnh một năm mới nhiều hạnh phúc, may mắn, gặt hái nhiều thành công và đoàn kết, xứng đáng với truyền thống Nghệ Tĩnh anh hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây