Bàu Nón là một cái hồ lớn do thung lũng chết của sông Lam cổ tạo thành, sau thời kỷ khởi chuyển của lục địa vào cuối đệ tứ kỷ. Bàu Nón rộng độ vài ngàn mẫu ta. Ngày xưa vào mùa xuân - hè, nước bàu cạn có thể cấy lúa được ở vùng ven bờ, còn mùa Thu - Đông thì nước to sóng lớn. Ngoài trồng lúa nhân dân ven bờ còn làm nghề đánh bắt cá thiên nhiên ở trong bàu.
Đời Dương Hòa vua Lê Thần Tông (1635 – 1642), một vị quan hưu trí người xã Hương Lãm là hương cống Hương Lãm hầu Nguyễn Văn Lãm, thấy bàu Nón dung cho nông nghiệp lợi hơn ngư nghiệp, hơn nữa thầy hằng năm đến mùa mưa, bàu Nón thường úng thủy, gây ra tai họa. Vì vậy, ông có đơn gửi triều đình xin cho khai thông bàu Nón để trồng lúa.
Được nhà vua đồng ý, ông vận động nhân dân đào một con kênh từ bàu Nón chảy đến kênh đước huyện Hưng Nguyên để chảy ra sông Lam. Khi con kênh đào xong, nạn úng thủy không còn nữa và diện tích trồng lúa dần được mở rộng ra. Và ngày nay bàu Nón đã trở thành một cánh đồng lúa phì nhiêu. Công lao của Hương Lãm hầu đối với nền kinh tế của huyện nhà thật là lớn.
Ở Bàu Nón có giống cá rô ngon nổi tiếng, đến nỗi tiếng thơm truyền đến kinh đô Thăng Long. Có một tên hầu cận trong cung tâu lên vua Lý Cao Tông (1178 – 1210), vua ra lệnh cho xã Nộn Giang đem cá rô bàu Nón ra Thăng Long tiến lên vua. Việc đưa cá rô từ xã Nộn Giang ra kinh đô vô cùng vất vả không kém mấy so với việc Mai Thúc Loan phải gánh vải đi cống thuở trước. Lúc đó, ở cung vua có một người hầu gái họ Lê, người xã Nộn Giang, chuyên phục vụ bữa ăn trưa của vua, gọi là ngọ thời môi (ghĩa là mụ hầu cơm trưa).
Thấy dân xã nhà khổ quá trong việc tiến cá cho vua, nhân một lần về thăm nhà, bà bàn với dân xã đào một cái ao thả phân trâu bò vào, rồi thả cá vào ao nuôi một thời gian trước khi chở cá ra kinh đô. Cá ăn phân bò không còn béo như khi ở ruộng lúa nữa, xương thì cứng, thịt thì xác. Lúc ăn cá thấy không còn ngon như trước, vua hỏi nguyên do, bà tâu là bây giờ trồng lúa nhiều, phải bón nhiều phân trâu bò xuống cho lúa tốt, cá ăn phân trâu bò nên gầy đi, và bà xin bỏ lễ tiến cho dân đỡ khổ, vua đồng ý. Khi bà mất, nhân dân xã Nộn Giang rước lĩnh cữu bà về quê an táng ở rú Cụp gần nơi ở cũ của bà và lập đền thờ bà để ghi nhớ công ơn của bà đối với dân xã, gọi là đền Mụ ngọ và đặt tên cho cánh đồng có ao nuôi cá trước khi đem tiến lên vua là xứ Mụ Ngọ.
Ngày nay, Bàu Nón là “vựa lúa” chung của 5 xã: Xuân Hòa , Nam Anh, Nam Xuân , Vân Diên và Nam Thanh, bởi đất ở đây màu mỡ lúa ngô xanh tốt quanh năm nhưng nhân dân ở đây vẫn không quên nghề đánh bắt cá. Vào tháng 9, tháng 10 âm lịch, khi cây lúa bắt đầu phơi mao, tiết trời xe lạnh, gió hây hây cuốn theo mao lúa trắng mặt đồng làm nguồn thức ăn dồi dào cho tôm cá. Giống rô đồng háu ăn nhờ thế mà được tẩm bổ, tích lượng mỡ dự trữ cho mùa đông.
thời điểm này cá béo vàng, xương vây đều rất mềm. Bắt được cá về, người ta dung xiên tre xâu thành từng xâu đem nướng trên bếp than hồng.
Con cá chin vàng ươm, bóng nhẫy bốc mùi thơm lừng khiến người lịch lãm nhất cũng không thể giấu nổi sự thèm thuồng đến cồn cào cả gan ruột. Sau một ngày lao động vất vả, tối về xúm xít quanh bếp lửa hồng ấm áp, thưởng thức hương vị món rô đồng nướng chấm nước mắm tỏi, nhắm với rượu trắng, vừa nướng vừa ăn thì đến vua cũng phải rời ngai vàng “nhập cuộc”.
Cá rô đồng nướng kho tương, lá nghệ cũng là món được nhiều người yêu thích bởi mùi vị rất riêng của nó. Hay cá rô nấu canh rau cải, rau cúc tần, vừa bổ dưỡng, vừa thơm ngon, hợp khẩu vị ngay cả người “khó t